Hướng dẫn cách viết đề cương luận văn thạc sĩ mới nhất năm 2020

I. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY

Đề cương luận văn thạc sĩ phải được trình bày trên một mặt giấy trắng khổ A4.

  • Trang bìa ghi rõ:
  • Đề cương Luận văn Thạc sỹ
  • Tên đề tài
  • Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (hoặc Tài chính ngân hàng)
  • Mã số: 60340102 (ngành QTKD) hoặc 60340201 (ngành TCNH)
  • Họ và tên học viên
  • Người hướng dẫn khoa học
  • Tháng, năm (thời điểm nộp Đề cương Luận văn của Học viên)
  • Font chữ: Times New Roman
  • Cỡ chữ: 13 (mật độ chữ bình thường, không kéo dãn hay nén chữ)
  • Dãn dòng: đặt ở chế độ 1,5 lines
  • Format lề: trên 3 cm, lề dưới 3 cm, lề phải 2 cm, lề trái 3,5 cm.
  • Đánh số trang: ở giữa (tính từ nội dung chính) phía trên đầu trang giấy
  • Độ dài: đề cương tối thiểu 20 trang, tối đa không quá 30 trang (không kể tài liệu tham khảo).
  • Mục lục: nêu đề mục và trang (sau trang bìa, trước nội dung của đề cương)
  • Hình, bảng, biểu: cần đánh số theo mục. Ví dụ hình 1 của mục 2 thì mô tả là hình 2.1. Nguồn phải trích dẫn rõ ràng sau mỗi hình, bảng, biểu.
  • Bảng chữ viết tắt phải nêu nếu có sử dụng chữ viết tắt trong phần nội dung, cần sắp xếp theo trật tự ABC và phải có giải thích nghĩa nếu dùng chữ nước ngoài.

Hướng dẫn cách viết đề cương luận văn thạc sĩ

II. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN

Nội dung đề cương luận văn mẫu bao gồm những phần chính sau:

  1. Mở đầu
  • Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
  • Mục tiêu nghiên cứu
  • Câu hỏi nghiên cứu (hoặc giả thuyết)
  • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

    (Như vậy ta thấy rằng những nội dung ở phần mở đầu của đề cương cũng tương tự như nội dung của chương 1 theo cấu trúc luận văn 5 chương).

  1. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
  • Nêu các định nghĩa, khái niệm, đặc điểm…
  • Lý thuyết liên quan
  • Các nghiên cứu trước liên quan
  • Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết

3. Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
  • Phương pháp chọn mẫu/ cỡ mẫu
  • Phương pháp thu thập số liệu
  • Phân tích và xử lý số liệu
  1. Cấu trúc dự kiến của luận văn
  2. Tiến độ thực hiện
  3. Tài liệu tham khảo
  4. Đề xuất người hướng dẫn khoa học

Theo những nội dung mô tả trên, ta thấy rằng về cơ bản nội dung chính của đề cương là sự mô tả 3 chương đầu tiên của luận văn (Chương 1: mở đầu; Chương 2: cơ sở lý thuyết và Chương 3: phương pháp nghiên cứu). Khi học viên chuẩn bị kỹ trong quá trình xây dựng đề cương, thì rỏ ràng hết sức thuận lợi trong các bước thực hiện sau khi bảo vệ đề cương.

Gợi ý viết đề cương

Tên đề tài: “Nội dung nghiên cứu của một đề tài khoa học được phản ánh một cách cô đọng nhất trong tiêu đề/tên của nó.”

  • Tên đề tài cần có tính đơn nghĩa, rõ ràng ngắn gọn, cô đọng vấn đề nghiên cứu, chuyên biệt, không trùng lặp với tên các đề tài đã có, có địa điểm, thời gian…, không dẫn đến những sự hiểu lầm, hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hay hiểu mập mờ.
  • Phù hợp với chuyên ngành đào tạo
  • Không nên có nội dung nghiên cứu quá rộng dẫn đến không thực hiện được.
  • Tránh đề tài có chung nhiều chuyên ngành, quá đặc thù.
  • Vấn đề được nghiên cứu phải có giá trị khoa học và thực tiễn.
  • Nên đi sâu vào nghiên cứu 1 – 2 vấn đề để kết luận có tính khoa học cao.

1. MỞ ĐẦU (độ dài 5 trang)

1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Phân tích ngắn gọn bối cảnh dẫn dắt đến vấn đề nghiên cứu. Học viên cần lý giải rõ đề tài nghiên cứu của mình nhằm giải quyết vấn đề gì (vấn đề nghiên cứu, không phải vấn đề thực tiễn). Đề tài có thể giải quyết được 1 vấn đề hoặc cũng có thể nhiều hơn. Vấn đề nghiên cứu thường rơi vào một hoặc một số trong các trường hợp sau: khoảng trống nghiên cứu, cơ hội/thách thức, và hiện tượng cần nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Còn được gọi là mục đích nghiên cứu, nêu được mục tiêu cuối cùng, chung nhất của vấn đề nghiên cứu là nhằm giải quyết vấn đề gì trong lĩnh vực nào. Mục tiêu nghiên cứu chung này thường gắn liền với tên đề tài nghiên cứu.

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, phần này nêu các mục tiêu cụ thể mà đề  tài  mong muốn đạt được. Mục tiêu nghiên cứu thường là điều gì đó hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch nghiên cứu đã đề  ra. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được và là cơ sở cho việc đánh giá kế  hoạch nghiên cứu đã đưa ra. Xác định các mục tiêu cụ thể đề tài cần đạt được để nêu bật mục đích tổng quát. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể chỉ ra một cách hệ thống các khía cạnh khác nhau của nghiên cứu, là những mục tiêu mà ta phải đạt được khi kết thúc quá trình nghiên cứu.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu (hoặc giả thuyết)

Căn cứ vào các mục tiêu cụ thể để đặt câu hỏi nghiên cứu. Mỗi mục tiêu nghiên cứu thường dẫn đến một câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu tốt là câu hỏi:

  • Xác định nội dung cụ thể cuộc khảo sát
  • Xác định giới hạn
  • Cung cấp định hướng cho nghiên cứu.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là gì? Thường là chủ đề nghiên cứu
  • Khách thể nghiên cứu: Các chuyên gia đầu ngành, lãnh đạo đơn vị, CB quản lý, NV tác nghiệp, giám đốc các doanh nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

  • Phạm vi không gian: tại đâu?
  • Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong thời gian nào? Sơ cấp?
  • Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (độ dài 10 trang)

  • Nêu các định nghĩa, khái niệm, đặc điểm…

Làm rõ tất cả các khái niệm, định nghĩa về chủ điểm nghiên cứu

  • Lý thuyết liên quan

Nêu các lý thuyết nền tảng liên quan đến đề tài

  • Các nghiên cứu trước liên quan

Học viên cần trình bày/viết rành mạch theo một hệ thống logic các vấn đề, thể hiện ra được tầm quan trọng của đề tài. Nêu bật được các kết quả nghiên cứu có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu trong nước và ngoài nước (chú ý các tài liệu gốc, mới trong phạm vi 5 năm trở lại đâycác tài liệu, tạp chí liên quan trực tiếp tới các vấn đề nghiên cứu).  Đề tài nghiên cứu hiện tại của học viên đang ở trạng thái nào? (đề tài mới bắt đầu hay tiếp tục đề tài nghiên cứu trước đây của người nghiên cứu?...)

Phần này rất quan trọng vì vậy học viên cần trình bày kỹ lưỡng trong khoảng 2- 5 trang, trong đó phần tổng quan chung chiếm 1/3 tổng quan tài liệu, các vấn đề cần nghiên cứu cần được phân tích rõ ràng, cụ thể chiếm 2/3 tổng quan tài liệu.

Các tác giả, nhà nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực đã làm được gì? Những vấn đề gì còn tồn tại cần nghiên cứu tiếp?

Nêu kết quả khảo sát về nội dung các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài cùng với các phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu này. Phần này cụ thể hóa bối cảnh nghiên cứu hiện tại về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Tránh việc chỉ nêu tên các công trình nghiên cứu có liên quan mà cần thiết phải diễn đạt một cách logic và hệ thống các kết quả quan trọng và phương pháp chính trong các nghiên cứu này. Đây là sự đánh giá có hệ thống các nghiên cứu đã công bố, chỉ ra mối liên quan giữa các nghiên cứu trước đây và mối quan hệ của chúng với vấn đề nghiên cứu đang được đề cập trong đề tài. Đối với các đề tài nghiên cứu ứng dụng, phần tổng quan có thể rút gọn trong việc mô tả thực trạng tình hình ứng dụng.

  • Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết

Trên cơ sở tổng quan lý thuyết và các tài liệu nghiên cứu có liên quan, học viên cần nêu lên được khung lý thuyết (Theoretical Framework) cho luận văn. Khung lý thuyết chính là cơ sở lý luận mà tác giả dựa vào để hình thành ý tưởng và phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Người nghiên cứu cần:

  • Tham khảo các tạp chí chuyên ngành ở Châu Âu, Mỹ: lấy reviews, abstracts của các bài báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
  • Tham khảo các mẫu luận án trên internet, tham khảo cách trích dẫn tài liệu tham khảo
  • Phân tích, đánh giá các tài liệu, báo cáo và công trình nghiên cứu đã và đang được thực hiện mà tác giả đã thu thập được liên quan mật thiết đến đề tài luận án hoặc liên quan mật thiết đến các vấn đề được đề cập trong luận văn (kể cả trong và ngoài nước).
  • Nêu những mặt thành công cũng như những vấn đề còn tồn tại liên quan đến đề tài luận văn mà các công trình trên đã giải quyết và chưa giải quyết được.
  • Nêu ra những vấn đề thuộc nội dung luận văn mà tác giả cần và sẽ tập trung giải quyết. (giới hạn phạm vi của Luận văn)
  • Nhận định tình hình nghiên cứu vấn đề đó qua các công trình khoa học đã công bố, các công trình nghiên cứu gần nhất với đề tài. Đề tài có gì khác so với các công trình đã công bố.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (độ dài 5 trang)

3.1 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu: Nêu rõ tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu gì (định tính, định lượng, hay hỗn hợp). Trình bày lý do tại sao lại chọn phương pháp nghiên cứu đó? (Nêu những mặt mạnh của việc sử dụng phương pháp nghiên cứu đó để giải quyết các vấn đề đặt ra trong Luận n).

Đối với từng phương pháp nghiên cứu được chọn, nêu cụ thể thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang (cross-study), nghiên cứu xuôi thời gian (longitudinal study), nghiên cứu tình huống điển hình (case study), hay quan sát (observation)…. Cũng cần chỉ rõ phương pháp thu thập dữ liệu (nghiên cứu tại bàn, phương pháp chuyên gia, khảo sát…). Trình bày lý do chọn phương pháp đó.

3.2 Tổng thể và mẫu nghiên cứu

Phần này chỉ áp dụng trong trường hợp nghiên cứu định lượng hoặc nghiên cứu định tính có chọn mẫu (Ví dụ phương pháp chuyên gia).

Giới thiệu đặc điểm của tổng thể mẫu nghiên cứu.

Trình bày phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu nghiên cứu. Phân tích rõ lý do tại sao lại chọn mẫu theo phương pháp đó, tại sao chọn cỡ mẫu đó. Có thể trình bày thành các tiểu mục sau:

3.2.1 Tổng thể mẫu

3.2.2 Kỹ thuật lấy mẫu

3.2.3 Cỡ mẫu

3.3 Công cụ nghiên cứu

Trình bày phương pháp thiết kế công cụ nghiên cứu. Công cụ nghiên cứu ở đây có thể là bảng khảo sát (questionnaires), hoặc là các ma trận phân tích (IFE, EFE, SWOT, BCG, QSPM…), câu hỏi mở, phiếu chấm điểm… Công cụ nghiên cứu đó dựa trên lý thuyết nền nào hay dựa trên nghiên cứu trước đó của ai? Công cụ nghiên cứu còn là các phần mềm nghiên cứu, ví dụ SPSS, Eview, Amos…

3.4 Định nghĩa các biến nghiên cứu

Áp dụng cho phương pháp nghiên cứu định lượng hoặc hỗn hợp.

3.4.1 Biến phụ thuộc

3.4.2 Biến độc lập

3.4.3 Biến điều tiết (nếu có)

3.5 Thu thập dữ liệu

Trình bày phương pháp và quy trình thu thập dữ liệu, trong đó mô tả rõ cho trường hợp thu thập số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp.

3.5.1 Số liệu thứ cấp

Nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập trong 3 năm gần đây từ:

  • Kết quả các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
  • Tài liệu hội thảo, báo cáo của ………..
  • Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê
  • Số liệu của công ty tư vấn ……….

Nguồn dữ liệu thứ cấp này được sử dụng:

  • Xây dựng luận cứ lý thuyết cho nghiên cứu
  • Phân tích đánh giá thực trạng
  • Nghiên cứu bài học kinh nghiệm
  • Xác định các yếu tố tác động đến sự phát triển của…

3.5.2 Số liệu sơ cấp

Nguồn dữ liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp nhằm xác định trọng số của các yếu tố cấu thành năng lực… Số liệu này là số liệu phỏng vấn các…, được đo lường, kiểm định, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy…

3.6 Xử lý và Phân tích dữ liệu

Trình bày các phương pháp xử lý số liệu sau khi đã thu thập xong dữ liệu. Ví dụ: có cần làm sạch dữ liệu hay không? Nhập số liệu vào phần mềm nào? Dùng kỹ thuật phân tích số liệu nào? Có kiểm định thang đo, kiểm định độ tin cậy không?…

4. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

Đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương như sau:

Chương 1: MỞ ĐẦU

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

1.2 Phát biểu Vấn đề nghiên cứu

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.4 Khung lý thuyết

1.5 Câu hỏi nghiên cứu

1.6 Giả thuyết nghiên cứu (nếu có)

1.7 Định nghĩa các thuật ngữ nghiên cứu chính

1.8 Ý nghĩa nghiên cứu

1.9 Cấu trúc của luận văn

Tóm tắt chương 1

Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

  • Nêu các định nghĩa, khái niệm, đặc điểm…
  • Lý thuyết liên quan
  • Các nghiên cứu trước liên quan
  • Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết

Tóm tắt chương 2

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

3.2 Quy trình nghiên cứu

3.3. Tổng thể và Mẫu nghiên cứu

3.3.1. Tổng thể mẫu

3.3.2. Kỹ thuật lấy mẫu

3.3.3. Cỡ mẫu

3.4. Vật liệu/Công cụ nghiên cứu

3.5. Định nghĩa các biến nghiên cứu

(Áp dụng cho phương pháp nghiên cứu định lượng hoặc hỗn hợp)

3.5.1. Biến phụ thuộc

3.5.2. Biến độc lập

3.5.3. Biến điều tiết (nếu có)

3.6. Thu thập dữ liệu

3.6.1. Dữ liệu thu thập từ Công ty/Ngành

3.6.2. Khảo sát

3.7. Xử lý và Phân tích dữ liệu

Tóm tắt chương 3

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Phân tích thực trạng chủ điểm nghiên cứu (nếu có)

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.3 Thảo luận

Tóm tắt chương 4

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu

5.2 Giải pháp

5.3 Kiến nghị (nếu có)

Đối với quản lý nhà nước hoặc cấp cao hơn

5.3 Đóng góp, hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo

5.4 Kết luận

Tóm tắt chương 5

5. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Học viên cần trình bày những việc làm cụ thể trong từng giai đoạn/thời kỳ, những hoạt động nào tiến hành trước/sau? Thời gian dự kiến cho từng hoạt động là bao lâu?…. Ví dụ:

STT Nội dung nghiên cứu Thời gian dự kiến Kết quả nghiên cứu dự định đạt được
1 Xây dựng đề cương luận văn 2 tháng hoàn thiện đề cương
2 Xây dựng công cụ đo lường ¼ tháng Hoàn thành thang đo chính thức
3 Thu thập số liệu 1,5 tháng 220 mẫu
4 Phân tích số liệu 1 tháng Đạt yêu cầu
5 Viết kết quả nghiên cứu 1 tháng
6 Nộp luận văn đăng ký bảo vệ ¼ tháng
Tổng thời gian 4 tháng

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Liệt kê danh mục tài liệu tham khảo theo cách trình bày mà APA quy định. Xem ví dụ dưới đây:

6.1 Tài liệu Tiếng Việt

Lưu ý: Tài liệu tiếng Việt tên tác giả phải được sắp xếp theo thứ tự ABC tên tác giả. Đối với Luật, Chính sách, văn bản, báo cáo thì dựa vào chữ cái đầu tên nội dung. 

Ví dụ:

Cục thuế thành phố Hà Nội (2019), Báo cáo tham luận: Kết quả, tình hình thu ngân sách nhà nước 2012 và biện pháp quản lý thu ngân sách nhà nước năm 2013, Hà Nội.

Đặng Đình Long (2019), Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra ở Cục Thuế Nam Định, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

Luật quản lý thuế (2019), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2019.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2019). Phân tích dữ liệu với SPSS. NXB Hồng Đức.

Nguyễn Đình Thọ (2019), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong   kinh doanh, Nhà Xuất Bản Tài Chính.

6.2 Tài liệu tiếng nước ngoài

Bichou K. & Gray, R. (2014), A logistics and supply chain management approach to port performance measurement, Maritime Policy & Management 31:1, 47-67

Carbone, V. and De Martino, M. (2014), The changing role of ports in supply chain management: an empirical analysis, Maritime Policy & Management, 30:4, 305-320

Lalonde, B. J. (1998), Building a supply chain relationship, Supply chain Management Review 2:2, 7-8

6.3 Tài liệu internet

Mô tả tên tài liệu, ngày tháng năm truy cập, đường dẫn http://……

Cải thiện hệ thống thuế tại Indonesia, ngày truy cập 22/05/2019, tại địa chỉ http://www.oecd-ilibrary.org/economics

7. ĐỀ XUẤT NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Người hướng dẫn: TS……………………… Trường……….

Xác nhận của người hướng dẫn khoa học

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Thông báo về
guest

4 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thanh Thanh

Xin chào nhóm Vietluanvanthacsi.com, hiện tại tôi đang chuẩn bị bảo vệ luận văn ths đến đầu năm 2020, tôi đang nghiên cứu nhưng do gặp khó khăn về tài liệu, tôi muốn hỏi bên group mình là tôi muốn cung cấp tài liệu để làm có dkd ko? hoặc nếu tôi muốn nhóm mk viết phần còn lại cho tôi thì giá thế nào, xin cảm ơn!

Thanh Thanh

Em gửi mail cho chị nhé hoangthanhthanh88@gmail.com nha